CÁCH KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG CONG VÊNH GỖ TỰ NHIÊN
Trong trang trí nội thất nói chung, vật liệu gỗ vẫn là chủ đạo tạo lên sự sang trọng của bất kỳ căn phòng nào, tuy nhiên để ứng dụng gỗ vào công trình cũng cần phải trải qua nhiều công đoạn chế biến, kỹ thuật. Quan trọng hơn cả là phân tích ảnh hưởng và sự tương tác môi trường sử dụng vật liệu gỗ.
Tại sao gỗ tự nhiên thường bị cong vênh?
Đối với thời tiết vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng do đặc thù thời tiết, môi trường thì sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên không thể tránh khỏi sự cong vênh, co ngót, dãn nở của gỗ do yếu tố tự nhiên, độ ẩm và độ nóng cao.
Điều này trả lời được thắc mắc của một số câu hỏi như: Tại sao ở các nước phương tây sử dụng gỗ công nghiệp MDF, Gỗ ván dăm, hoặc giấy dán rất bền trong khi cũng là loại gỗ đó sử dụng ở Việt Nam thì chỉ được một vài tháng là có sự xuống cấp, cong vênh…Như vậy trong Kiến trúc sử dụng vật liệu gỗ cần lựa chọn các loại vật liệu gỗ có độ thích nghi với môi trường mà nó phục vụ.
Ví dụ như: Cửa ngoài trời thì cần sử dụng các loại gỗ cứng chịu được mưa gió, thời tiết khắc nghiệt như gỗ Đinh, gỗ Lim,…
Do đó, để khắc phục tình trạng cong vênh của gỗ tự nhiên các nhà sản xuất gỗ nội thất sẽ áp dụng các phương pháp khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng gỗ trong quá trình sử dụng.
Cách khắc phục tình trạng cong vênh gỗ tự nhiên
Như chúng ta đã biết để giảm sự ảnh hưởng xấu của thời tiết, môi trường đến chất liệu gỗ tự nhiên, nhà sản xuất phải xử lý gỗ trước khi cho sản xuất để đảm bảo tuổi thọ và thời gian sử dụng như tẩm, sấy, sơn…
Ngoài ra, còn một phương pháp rất quan trọng nữa đó là phương pháp ghép thanh gỗ khi đóng đồ nội thất. Cụ thể, tấm gỗ sau khi được tẩm sấy xong sẽ được xẻ miếng thành những tấm đơn lẻ rồi đưa vào cưa, bào, phay, ép ghép… Sau khi hoàn thành bước xẻ miếng tiếp tục đến công đoạn gắn kết các miếng với nhau bằng chốt liên kết và gia cường bằng keo. Việc thực hiện hình thức này gỗ sẽ có độ đàn hồi khi chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt như miền bắc nước ta, tránh tuyệt đối sự cong vênh, co ngót của gỗ.
Thông dụng có 4 cách thức ghép thanh gỗ như sau :
1, Ghép song song
Gỗ ghép song song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng ghép song song với nhau.
2, Ghép cạnh
3, Ghép mặt
Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh tạo nên vết ghép hình răng lược trên bề mặt gỗ.
4, Ghép song song